Chào mừng quý khách đến với tàu du lịch Đền Chúa Thác Bờ

Cho thuê tàu đi lễ Đền Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ, Bia Đá lê Lợi, suối Trạch, Bản Ngòi Hoa, động Hoa Tiên, Đền Chúa Hang Miếng tàu 2 tầng vỏ sắt có sức chứa trung bình từ 40 người đến trên 70 khách giá ưu đãi, có phục vụ ăn uống trên tàu - Liên hệ 0853863338
  • Giảm khí thải

    • Vừa tiết kiệm lại sống xanh. Tiêu dùng thông minh và bền vững
  • DỊCH VỤ ĂN UỐNG

    • Phục vụ ăn uống trên tàu với các món ăn đặc sản Tây Bắc, đặt lễ xôi gà, nước ngọt rượu bia các loại Chi tiết

Sông Đà mùa... “đá nổi”

Tháng 5, tháng 6, khi nắng hạ đổ lửa, dòng sông Đà thôi xanh màu ngọc bích quyến rũ để khoác lên lớp áo sẫm màu phù sa. Đó là dấu hiệu không lẫn vào đâu được: sông Đà vào mùa... "đá nổi”, hay còn gọi là mùa đón lũ.


Lòng hồ cạn, ngấn nước in hằn trên vách đá để lộ mức rút sâu hàng chục mét. Ảnh chụp tại bến Mơ, xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Sông Đà mùa đón lũ

Bạn tôi - người từng nhiều lần xuôi ngược trên lòng hồ Hòa Bình bảo rằng, ai quen với sông Đà mùa nước nổi thì nên thử một lần đi mùa nước cạn, hay còn gọi là mùa đón lũ. Bởi khi ấy, sông Đà dữ dội như một con thủy quái. Tò mò và không cần đắn đo lâu, ngày cuối tuần tôi gọi điện cho Cường, một tay sông nước thứ thiệt ở đất Thung Nai (Cao Phong). Hẹn hò chóng vánh, chiều tối tôi đã có mặt cùng Cường đi giăng câu đêm trên hồ.


Con đường Tây Tiến từ dốc Cun vào vùng hồ trên đất Thung Nai quanh co uốn lượn nay đã được mở rộng, trải nhựa. Đập vào mắt tôi không còn là sông Đà trữ tình như tranh thủy mặc, mà là một khung cảnh hoang sơ, khốc liệt. Lòng hồ cạn, ngấn nước in hằn trên vách đá để lộ mức rút sâu đến hàng chục mét. Hàng nghìn mỏm đá từng bị nhấn chìm dưới lòng nước, nay trồi lên tua tủa như răng cá mập. Mỗi đảo đá như một lưỡi dao sắc lẹm, khiến những người lần đầu nhìn thấy không khỏi rùng mình.

"Đi câu mùa này phải thật thạo lạch”, Cường vừa điều khiển mũi thuyền vừa nói lớn trong gió. "Nhiều đảo đá lắm. Đá tai mèo sắc và cứng. Va vào là vỡ thuyền như chơi”. Tôi vừa phục tay nghề của người lái thuyền, vừa thấy lạnh sống lưng. Đêm đen đặc sánh, thuyền nhỏ chòng chành giữa sóng và đá sắc, người yếu bóng vía như tôi không khỏi thấp thỏm, lo âu. Nhưng rồi, cảm giác lo lắng dần bị lấn át bởi sự háo hức. Cái thú lênh đênh giữa sông nước, thả câu trong đêm tĩnh lặng, nghe tiếng cá quẫy xa xa... hoá ra mê hoặc và lôi cuốn đến vậy.

Lòng hồ Hòa Bình là một trong những vùng nước ngọt nhân tạo lớn nhất cả nước, với dung tích trên 9,3 tỷ m3 nước. Do vậy, đây cũng được xem là vùng nước ngọt giàu tài nguyên cá, tôm bậc nhất. Ngoài cá tự nhiên, mỗi năm tỉnh còn thả bổ sung nguồn lợi thủy sản với hàng trăm tấn cá giống. Xưa, người dân sống quanh vùng hồ vốn là người bản địa. Người ta quen với lối sống sản xuất nông nghiệp canh tác lúa nước truyền thống. Nhưng sau khi ngăn đập Nhà máy thủy điện Hòa Bình, cả một vùng đất rộng lớn chìm sâu dưới đáy, trở thành vùng nước mênh mang. Dần dà, những người dân vốn chỉ quen cấy cày, sản xuất nông nghiệp chuyển sang nghề đánh bắt cá.

Gặp lão ngư Đoàn Viết Thành ở xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đang thả lưới cách bờ chỉ vài chục thước tay. Vốn là người ở vùng xuôi nhưng được vùng đất này nuôi dưỡng, bao năm bôn ba xuôi ngược sông Đà. Từ ngày dòng sông còn hung dữ với "170 thác, 130 ghềnh” ông đã là một tay chèo đò lão luyện trên sông. Đến khi ngăn đập, nước dâng, ông trở thành một ngư phủ trên sông. Vì lẽ đó, lòng hồ sông Đà ông thuộc như lòng bàn tay.

Dừng tay kéo một thước lưới, ông kể: "Chỗ tôi đang ở trước là đỉnh núi đấy. Dưới chân núi là làng cũ, giờ nằm sâu dưới cả trăm mét nước, dân phải leo lên núi để sống. Nhưng sống trên núi lại phải xuống hồ mưu sinh. Người chưa quen nước thì loạng choạng, chới với, rồi giăng câu, thả lưới trở thành sinh kế chính. Dẫu biết nghề này không phải lúc nào cũng "có cá, có cơm”. Mùa này cá ẩn sâu, ít di chuyển. Thả 3 tay lưới dài hơn 300m, từ chiều đến rạng sáng chỉ được 2 con cá bằng đầu ngón tay”, ông Thành lắc đầu ngao ngán nhìn về phía lòng thuyền.


Không chỉ ngư phủ, mà những ngư dân làm nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà cũng đang như "nín thở” chờ nước về. Ánh mắt xa xăm hướng về phía lòng hồ, giọng Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa (Đà Bắc) Xa Văn Si trầm buồn: Chưa năm nào mức nước lòng hồ xuống thấp như năm nay. Thời điểm này mức nước hồ đã xuống đến 20 - 30m. Có những mỏm đá từ ngày ngập nước chưa bao giờ lộ, giờ cũng "đứng” trên mặt nước cả vài mét. Nước xuống mình lo, dân lo. Cả trăm lồng cá, là tài sản, là cuộc sống của cả trăm hộ dân cứ phải theo con nước, chẳng thể nói trước được điều gì...

Những phận người lênh đênh nơi "đáy lũ”

"Mùa nước cạn như giờ, đói lắm”, Cường nhâm nhi bát rượu lắc đầu. Cuộc mưu sinh nơi đây được ví như một cuộc chiến sinh tồn. Không chỉ với sóng nước mà cả với sự khắc nghiệt của tự nhiên. "Mùa này đêm đi câu, ngày về không. Nhưng đến tháng 9 trở đi thì mỗi tay lưới gỡ cá đến mỏi tay”, Cường nói, mắt hướng về những đoàn thuyền câu lặng lẽ neo ở khu vực Thung Bang.

Không chỉ có dân bản địa, những người từ các địa phương dưới xuôi cũng lên đây, lấy lòng hồ làm nhà. Đêm đêm, ánh đèn từ những con thuyền câu vỡ ra trên mặt nước rồi nhanh chóng tan vào đêm đen. Đó là những người như Cường, như Tân, như anh ngư phủ tên Tình chúng tôi gặp lúc giăng câu. Họ cũng là những phận người lênh đênh nơi "đáy lũ”.

Nửa đêm, thuyền chòng chành theo sóng. Cường đã ngủ, còn tôi vẫn thao thức, nhớ đến chị Hạnh, người đàn bà đơn độc sống bằng nghề thu mua tôm cá khắp vùng lòng hồ tôi gặp cách đây chưa lâu. Như một người quen, chị kể về câu chuyện của đời mình, đời sông nước. Ngày nào cũng vậy, mưa cũng như nắng, chị Hạnh chèo thuyền từ xóm Bích Trụ, xã Hòa Bình (TP Hoà Bình) đến khu vực ngã 5 sông thuộc địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu mua tôm cá của dân chài lưới. Gặp chị lần gần nhất, thấy chị đen hơn, gầy hơn.

Sáng sớm, thuyền cập bến Thung Nai. Mùa lễ hội lòng hồ đã hết. Bến thuyền vắng vẻ. Thuyền về neo đậu kín bến. Cả bến lèo tèo người mang bán vài mớ cá tép nhỏ. Ông Bùi Văn Hùng, một lão ngư trên vùng hồ ngồi trên mũi thuyền lắc đầu ngao ngán: "Đánh cả đêm mà chỉ được vài con cá tép, bán cũng chẳng ai mua. Mang về cũng chỉ để cho không”.

Một đêm lênh đênh giữa lòng hồ, dẫu chẳng câu được gì nhưng Cường vẫn cười tươi. Bởi lâu lắm rồi và cũng có nhiều lần lỡ hẹn, chúng tôi mới có một đêm rượu bên nhau giữa mùa "đá nổi”. Sông Đà, không chỉ là dòng chảy dữ dội hay thơ mộng, mà còn là dòng chảy của những phận người gắn bó, sinh tồn và chắt chiu trong từng nhịp sóng. Ở nơi ấy, giữa mùa đón lũ, không chỉ có "đá nổi”, mà còn có cả nghị lực và khát vọng vươn lên của những phận người lênh đênh về một cuộc sống no đủ, yên bình...

Nguồn : http://baohoabinh/com/vn/220/201996/Song-Da-mua...-da-noi.htm
Chia sẻ:

An ninh du lịch hồ Hòa Bình

Tình hình an ninh du lịch tại Hồ Hòa Bình hiện đang được các cấp chính quyền và lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình rất chú trọng để đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện và thu hút du khách.

Những điểm nổi bật về an ninh du lịch Hồ Hòa Bình:

  • Chú trọng đảm bảo an ninh, trật tự: Công an tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để giữ gìn an ninh, trật tự tại các khu du lịch, cơ sở lưu trú và địa điểm tham quan. Các phòng nghiệp vụ và công an địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tình trạng đeo bám, chèn ép, lừa đảo khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.
  • Xử lý nghiêm các vi phạm: Lực lượng chức năng đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động du lịch, như vụ nghi vấn người nước ngoài lợi dụng du lịch để thu thập thông tin bí mật Nhà nước, bắt quả tang các đối tượng tổ chức đánh bạc, điều tra làm rõ các vụ trộm cắp tài sản của du khách. Điều này cho thấy sự chủ động và kiên quyết trong việc giữ gìn an toàn cho ngành du lịch.
  • Tăng cường quản lý phương tiện vận chuyển trên hồ: Các phương tiện vận chuyển khách trên lòng hồ Hòa Bình được tăng cường giám sát để đảm bảo an toàn cho du khách.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân: Công an tỉnh Hòa Bình cũng tích cực tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức cảnh giác đối với các loại tội phạm lợi dụng hoạt động du lịch để tuyên truyền luận điệu xuyên tạc, truyền đạo trái quy định pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự và an toàn cho du khách.
  • Phát huy vai trò của quần chúng: Nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là phát huy vai trò của quần chúng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhiều khu vực du lịch trọng điểm như xã Chiềng Châu (Mai Châu) luôn là điểm sáng về bảo đảm an ninh du lịch.

Tuy nhiên, du khách cũng cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn cho bản thân:

  • Mực nước hồ Hòa Bình có thể biến động: Gần đây, mực nước hồ Hòa Bình có thời điểm xuống thấp bất thường do kế hoạch khai thác thủy điện và điều kiện thời tiết, ảnh hưởng đến việc tiếp cận tàu thuyền và trải nghiệm của du khách. Du khách nên tìm hiểu thông tin cập nhật về tình hình mực nước trước khi đi.
  • An toàn khi tham gia các hoạt động dưới nước: Khi bơi lội, chèo thuyền kayak, cano... cần mặc áo phao, tránh xa khu vực nước sâu hoặc có dòng chảy mạnh, đặc biệt cần có người giám sát nếu đi cùng trẻ nhỏ.
  • Mang theo vật dụng cần thiết: Nên mang theo thuốc chống côn trùng và các vật dụng y tế cơ bản để đề phòng các tình huống nhỏ.

Nhìn chung, du lịch Hồ Hòa Bình được đánh giá là khá an toàn nhờ sự nỗ lực của chính quyền và các lực lượng chức năng. Tuy nhiên, việc chủ động nâng cao ý thức và trang bị kiến thức an toàn cho bản thân vẫn là điều cần thiết đối với mỗi du khách.

Chia sẻ:

Du lịch Thung Nai Hòa Bình vào Hạ

 Mùa hạ bùng cháy đốt cháy mọi giới hạn Du lịch Thung Nai Đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình mùa Hạ đến với khu du lịch quốc gia lòng hồ Hòa Bình đa dạng hành trình


Khu du lịch quốc gia lòng hồ Hòa Bình là điểm đến lý tưởng cho du khách trong dịp hè với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, không khí trong lành và nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Du khách có thể lựa chọn đa dạng các hành trình du lịch phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Kết hợp du lịch tâm linh Đền Chúa Thác Bờ rất linh thiêng. Du khách có thể đi du lịch Thác Bờ Hòa Bình trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm nơi đây có nhà nghỉ từ cao cấp cho đến bình dân.

1: Đến với Tour trong ngày :
- Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ, Bia đá Lê Lợi
- Đền Chúa Thác Bờ, Đền Cô, Động Thác Bờ, Đảo Dừa .
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Đảo Dừa.
- Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Hồ Hoa Tiên
- Cảng Ba Cấp, TP HB - Thác Giăng - Tham quan bè nuôi cá lồng - Ăn Trưa tại nhà hàng Hải Đăng - Chèo thuyền kayak, câu cá, bơi lội.
- Cảng Bích Hạ, TP HB - Thác Giăng - Tham quan bè nuôi cá lồng - Ăn Trưa tại nhà hàng Anh Phong ( hoặc nhà hàng V-star) - Chèo thuyền kayak, câu cá, bơi lội

2: Đến với Tour 2 ngày 1 đêm :
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Suối Trạch, Đảo Dừa
- Đền Bờ, Động Thác Bờ, Vịnh Ngòi Hoa, Bản Ngòi Hoa, Đảo Dừa
- Bản Ngòi Hoa, Động Hoa Tiên, Hồ Hoa Tiên, Động Thác Bờ, Đền Bờ.

Tại đây du khách cùng tham quan, tìm hiểu đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân bản Mường nằm giữa thung lũng, bao quanh bởi núi đá vôi. Tham gia hoạt động du lịch đi bộ, leo đồi, bộ môn đạp xe đạp đến các làng bản làng tự khám phá, đánh bóng chuyền, cầu lông, chơi team building, bơi tắm giữa hồ, chèo thuyền Sup, kayak, câu cá, thăm quan lồng đánh bắt cá, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ mang đậm bản sắc tây bắc...và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương....rất tuyệt.

Có nhà sàn nghỉ homestay và phòng Vip riêng cho khách đi với số lượng lớn. Du khách cũng được tham gia các hoạt động văn nghệ, ngồi ăn giữa mênh mông sông nước, nghỉ dưỡng tại nhiều địa điểm trong quần thể đảo của lòng hồ Hòa Bình.

Để đặt tour và tư vấn chi tiết hãy liên hệ Tàu Thung Nai Đền Chúa Thác Bờ Hotline/zalo: O916.610.342 - Địa chỉ đón khách tại cảng Thung Nai Hòa Bình và cảng Bích Hạ, Tp Hòa Bình.

Chúc bạn có một chuyến du lịch Thung Nại Đền Chúa Thác Bờ Hòa Bình có một kỳ hè thật vui vẻ và ý nghĩa!
Chia sẻ:

Những điểm đến hấp dẫn trên lòng hồ Hòa Bình

 Sự hoang sơ, kỳ vỹ của cảnh sắc sông, núi được điểm tô thêm nét mộc mạc, bình dị từ những bản làng của đồng bào Mường, Dao, Tày đã tạo nên sự cuốn hút đối với du khách mỗi khi đến với vùng lòng hồ Hòa Bình rộng lớn.



Du khách trải nghiệm chèo thuyền kayak trên hồ Hoà Bình.

Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài khoảng 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh. Khu vực vùng lòng hồ có hàng trăm đảo lớn nhỏ, dọc theo những dãy núi đá vôi là hệ thống hang động với vô vàn khối nhũ đá, mang dáng vẻ và màu sắc huyền ảo. Trên hồ còn có những vịnh nước nhỏ, trong xanh bốn mùa. Hai bên hồ là những cánh rừng bạt ngàn với hệ động, thực vật phong phú. Bên cạnh thiên nhiên kỳ vỹ là những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số với giá trị truyền thống còn nguyên vẹn. Đây là điều kiện để đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình du lịch ở vùng lòng hồ sông Đà rộng lớn.

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển du lịch trên hồ Hòa Bình, tỉnh đã quan tâm đầu tư về hạ tầng thiết yếu. Người dân chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc truyền thống. Đến nay, với mỗi điểm dừng chân trên vùng lòng hồ rộng lớn đều đem lại trải nghiệm thú vị đối với du khách. Để bắt đầu hành trình thưởng ngoạn trên vùng lòng hồ, du khách có thể lựa chọn nhiều điểm xuất phát. Gần trung tâm TP Hoà Bình nhất là Cảng Bích Hạ. Cảng nằm phía sau Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, rất thuận lợi đưa đón du khách. Ngoài ra, trên lòng hồ còn có bến thuyền Bãi Sang (Mai Châu), Hiền Lương (Đà Bắc), thuận tiện cho du khách lựa chọn hướng xuất phát để khám phá vùng hồ Hoà Bình.

Đặc biệt, từ TP Hoà Bình di chuyển đường bộ khoảng 25 km về hướng Tây Bắc, hành trình khám phá vùng hồ từ Cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong). Đây là hồ chứa nước khổng lồ với những hòn đảo nhấp nhô. Tại đây, du khách có thể lựa chọn một số điểm đến phù hợp cho lưu trú, nghỉ ngơi, như: nhà nghỉ Cối Xay Gió, đảo Dừa, đảo Ngọc Xanh. Trong đó, nhà nghỉ đảo Dừa thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được nhiều du khách lựa chọn.

Theo thống kê của ngành chức năng, hiện tại, khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình có trên 100 cơ sở lưu trú, với khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách. Trong đó có nhiều bản du lịch cộng đồng du khách không thể bỏ qua mỗi khi du ngoạn vùng lòng hồ, như bản Ngòi, bản của người Mường cổ nằm ven vịnh Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa (Tân Lạc); hay trải nghiệm cuộc sống của người Mường Ao Tá tại bản Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc); các điểm du lịch hấp dẫn khác như: xóm Ké, Mó Hém, xã Hiền Lương (Đà Bắc)... Từ các điểm du lịch cộng đồng, du khách có thể đến trải nghiệm đời sống của người dân ở nhiều bản làng khác nằm ven lòng hồ Hoà Bình, như ghé thăm điểm du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), đây là bản làng của đồng bào Dao Tiền, còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn hoá truyền thống.

Ngoài ra, trên KDL hồ Hoà Bình còn có 2 khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp, gồm: Mai Châu Hideaway và Ba Khan Village Resort. Với những điểm dừng chân hấp dẫn, những năm qua, lượng khách đến tham quan tại KDL hồ Hoà Bình ngày càng tăng. Năm 2022, KDL đã đón 400 nghìn lượt khách, dự báo những năm tiếp theo đạt 500 nghìn lượt khách mỗi năm. Bên cạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch trên KDL vùng hồ Hoà Bình. Theo đó, hàng năm, tỉnh tổ chức các đoàn Famtrip và Presstrip, mời Hiệp hội du lịch của một số tỉnh cùng các công ty lữ hành và cơ quan truyền thông trong, ngoài tỉnh đi khảo sát xây dựng các tour du lịch và tuyên truyền, quảng bá về du lịch của Hòa Bình.

Theo : baohoabinh.com/vn
Chia sẻ:

Mực nước hồ thủy điện Hòa Bình xuống thấp, vì sao?

 Theo đại diện Công ty Thủy điện Hòa Bình, mực nước hồ Hòa Bình xuống mức 85m không ảnh hưởng đến việc phát điện và nằm trong kế hoạch khai thác theo đúng quy trình.




Mực nước hồ thủy điện Hòa Bình xuống thấp để lộ ra nhiều bãi cát, dải đất ven bờ - Ảnh: ĐẶNG TÌNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 9-6, đại diện Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết những ngày đầu tháng 6 mực nước hồ Hòa Bình xuống mức thấp, nhưng vẫn ở mức 85m (cao hơn mực nước chết khoảng 5m) và không ảnh hưởng đến việc phát điện của nhà máy.

"Hiện hồ thủy điện Hòa Bình đang vận hành theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa, khai thác theo điều độ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0).

Đồng thời, kết hợp tháo dỡ đê quây để nạo vét đất đá, đưa nước vào tổ máy số 2 (dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng) nên mức nước tụt xuống thấp hơn năm trước, nhưng cũng không phải là bất thường, vì có những năm mực nước còn thấp hơn.

Sau khi hoàn thành xong việc tháo dỡ đê quây sẽ nâng dần mực nước hồ lên theo kế hoạch đề ra" - vị này cho biết thêm.

Mực nước hồ thủy điện Hòa Bình xuống mức 85m không ảnh hưởng đến việc phát điện - Ảnh: ĐẶNG TÌNH

Trong văn bản gửi Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình ngày 9-6, Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết lúc 7h ngày 8-6, mực nước hồ thủy điện Hòa Bình đang ở mức 85,05m.

Do đang ở thời kỳ cuối mùa cạn, đầu mùa lũ (hồ Hòa Bình là hồ điều tiết năm, tích nước vào cuối mùa lũ và vận hành khai thác vào mùa cạn), và vận hành phục vụ việc cung ứng điện cuối mùa khô và kết hợp tháo dỡ đê quây cho nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng nên mực nước hồ được vận hành ở mức tương đối thấp.

Mực nước hồ ở mức thấp, tuy nhiên vẫn cao hơn mức quy định cho phép của của quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng là 3,15m.

Theo Công ty Thủy điện Hòa Bình, trong thời gian tới đến ngày 15-6, việc tháo dỡ đê quây nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng dự kiến sẽ hoàn thành, hồ Hòa Bình bước vào thời kỳ lũ sớm.

Trong thời kỳ này mực nước hồ Hòa Bình diễn biến tùy thuộc tình hình thủy văn trên lưu vực, mực nước hồ sẽ tăng dần khi lũ sớm xuất hiện, lũ đầu mùa sẽ mang nhiều phù sa, củi rác… có thể ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản khu vực lòng hồ Hòa Bình, nguy cơ sạt lở, lũ bùn cát xuất hiện tại các bãi bồi, cửa suối.

Để hạn chế rủi ro thiệt hại đến các hoạt động sản xuất trên lòng hồ Hòa Bình, công ty đề nghị Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La và Hòa Bình chỉ đạo, thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh nuôi trồng thủy sản, du lịch, vận tải khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình chủ động điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.

Cảng Thung Nai (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) lộ ra những bãi đất do mực nước xuống thấp - Ảnh: ĐẶNG TÌNH

Những ngày đầu tháng 6, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh mực nước hồ thủy điện Hòa Bình xuống thấp, để lộ ra nhiều bãi cát, dải đất ven bờ.

Nếu so với thời điểm mực nước hồ Hòa Bình đạt mực nước dâng bình thường 117m thì hiện đang thấp hơn khoảng 32m.

Tại cảng Bích Hạ (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), mực nước xuống thấp đã lộ ra những bãi đất mấp mô, mặt nước đục ngầu hiện ra. Du khách muốn xuống thuyền phải đi bộ trên bãi đất đá cả trăm mét.

Hồ thủy điện Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm trên sông Đà, có chiều dài 230km từ Hòa Bình đi Sơn La. Đập chính của hồ nằm tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỉ mét khối.

Theo : https://tuoitre/vn/muc-nuoc-ho-thuy-dien-hoa-binh-xuong-thap-vi-sao-20250609102816246.htm
Chia sẻ:

Dịch vụ cho thuê tàu du lịch lòng hồ Hòa Bình

Dịch vụ cho thuê tàu du lịch lòng hồ Hòa Bình là tuyến điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn vào mùa lễ hội và các dịp cuối tuần, rất phổ biến và đa dạng, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của du khách.


Để thuận tiện cho du khách đi tham quan,chúng tôi cho thuê tàu du lịch tham quan lòng hồ và các điểm lễ Đền Thác Bờ, động Thác Bờ, đền vua Lê Lợi, Suối Trạch, Đảo Dừa, Đảo Xanh, Đảo Cối Xay Gió, Vịnh Ngòi Hoa, Hang Miếng... với các tour trong ngày và 2 ngày 1 đêm.

Với nhiều tuyến du lịch đi trong ngày chúng tôi cung cấp dịch vụ đặt ăn trên tàu/ thuyền. Quý khách ngồi trên thuyền thong dong tham quan lòng hồ ăn trưa, nhâm nhi chút rượu và hát karaoke là một trải nghiệm tuyệt vời.

Đối với nhiều đoàn khách có nhu cầu trải nghiệm thêm dịch vụ chèo thuyền SUP/kayak là các món thể thao hấp dẫn có thể thuê.

Thủ tục đơn giản, du khách chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua điện thoại rồi đặt ngày giờ Tàu của chúng tôi sẽ đón quý khách đi các tuyến du lịch hoặc đi các đảo trên lòng hồ Hòa Bình.

Lưu ý khi thuê tàu:

  • Nên tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn đơn vị cho thuê uy tín.
  • Kiểm tra chất lượng tàu và đảm bảo có đủ trang thiết bị an toàn (áo phao).
  • Thỏa thuận rõ ràng về giá cả, dịch vụ và lịch trình để tránh phát sinh chi phí không mong muốn.
  • Đặt vé/thuê tàu trước, đặc biệt vào mùa cao điểm hoặc cuối tuần.
 
Tàu du lịch Đền Chúa Thác Bờ vui lòng được phục vụ quý khách! Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi . Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và có mức giá ưu đãi nhất !
Chia sẻ:

Khám phá khu du lịch hồ Hòa Bình

 Khu du lịch hồ Hòa Bình được ví như “Hạ Long trên núi” có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo gắn liền với điểm tham quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình... đã tạo cho nơi đây nét độc đáo và sức hấp dẫn rất riêng.


Trên hành trình khám phá vùng hồ Hòa Bình (địa phận tỉnh Hoà Bình khoảng 52.200 ha), bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên của hồ nước, đảo, núi non, du khách còn được chiêm ngưỡng, tìm hiểu vẻ đẹp của các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng như: Đền Chúa Thác Bờ, động Thác Bờ, động Hoa Tiên, đền Cô, Bia Lê Lợi, đảo Dừa, đảo Ngọc cùng các xóm, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số mang nét văn hóa bản địa đặc sắc như: Mường, Dao, Tày, Thái… là những điểm đến tham quan và nghỉ dưỡng hấp dẫn đón hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm mỗi năm.

Nét đẹp của thiên nhiên hòa cùng vẻ đẹp chân chất, thân thiện và hiếu khách của người dân bản địa là "điểm cộng” quan trọng cho du lịch hồ Hòa Bình. Do có những tiềm năng độc đáo, đặc biệt, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Ngày 22/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia.

Vào những kỳ nghỉ lễ hoặc dịp cuối tuần, để tìm một điểm du lịch thú vị và mới lạ gần thủ đô Hà Nội, du khách có thể đến với Khu Du lịch hồ Hòa Bình với hành trình khám phá bắt đầu từ cảng du lịch Thung Nai hoặc cảng Bích Hạ tp Hòa Bình. Trải nghiệm chèo thuyền kayak giữa hồ nước xanh biếc, núi đá vôi trùng điệp sẽ khiến du khách liên tưởng đến vẻ đẹp của vịnh Hạ Long. Hàng chục hòn đảo lớn nhỏ tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng. Dọc hai bên hồ là những bản làng của người Mường, Dao, Thái yên bình và xinh xắn.

Đến nay, có 18 dự án du lịch được cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy phép chứng nhận đầu tư. Trên khu du lịch hồ Hòa Bình đã có trên 100 cơ sở lưu trú, với khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách; 2 khu nghỉ dưỡng (Mai Châu Hideaway và Ba Khan Village Resort). Đồng thời, một số khu nghỉ dưỡng trên vùng lòng hồ đi vào hoạt động tạo được điểm nhấn, sức lan tỏa như: Maida Logde, xã Tiền Phong; Mơ Village, xã Hiền Lương; Vayang Retreat, xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc).

Nhiều xóm, bản vùng hồ phát huy nét bản sắc văn hóa độc đáo để hình thành các homestay thu hút du khách gần xa như: Bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc); xóm Đức Phong, xã Tiền Phong và xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc). Một số khu nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao tiêu chuẩn 4 - 5 sao đang được triển khai đầu tư như khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa, khu du lịch nghỉ dưỡng Robinson tại đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc); khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Ngòi Hoa, xã Suối Hoa (Tân Lạc); KDL nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thanh, KDL nghỉ dưỡng Parahills ở xã Bình Thanh (Cao Phong)…

Những năm gần đây, trên bản đồ du lịch quốc gia, hồ Hoà Bình đã là cái tên, địa chỉ để tìm kiếm, điểm đến trải nghiệm, khám phá của du khách trong, ngoài tỉnh và du khách nước ngoài. Năm 2025, KDL hồ Hoà Bình hướng tới mục tiêu đón trên 1 triệu lượt du khách. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng là thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành hữu quan và cộng đồng làm du lịch.

Nguồn: https://www.denchuathacbo.vn/2025/05/kham-pha-khu-du-lich-ho-hoa-binh.html
Chia sẻ:

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Phone icon 0853.863.338
Phone icon 0839.851.426
Email: taudulichdenchuathacbo@gmail.com

Sông Đà mùa... “đá nổi”

Tháng 5, tháng 6, khi nắng hạ đổ lửa, dòng sông Đà thôi xanh màu ngọc bích quyến rũ để khoác lên lớp áo sẫm màu phù sa. Đó là dấu hiệu không...

Hotline/Zalo: 0853863338
Chat Facebook
Gọi điện ngay